当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Kayserispor vs Rizespor, 23h00 ngày 27/4: Cởi mở 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Các đối tượng bị tạm giam gồm: Phạm Đức Nam (SN 1995), Phan Khắc Tùng (SN 1995), Lương Trường Sơn (SN 1998), Nguyễn Như Nam (SN 1999), Đoàn Vũ Nhật Anh (SN 1999), Nguyễn Hải Đăng (SN 1999) Vũ Tiến Đạt (SN 1999) và Nguyễn Đức Giang (SN 1999).
Kết quả điều tra cho thấy, do biết buổi tối các ngày trong tuần, trên các tuyến phố tại các quận trung tâm Hà Nội thường có các thanh niên điều khiển xe máy tụ tập thành đoàn đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, gây rối trật tự công cộng nên vào đêm 5/3, rạng sáng 6/3, nhóm thanh niên kể trên đi tìm đoàn đua xe để xem, cổ vũ và tham gia.
![]() |
Các đối tượng tại cơ quan công an |
Đến khoảng 0h10 ngày 6/3, khi đang ngồi uống nước tại ngã tư phố Đại Cồ Việt - Lê Duẩn - Kim Liên và Giải Phóng, cả nhóm phát hiện một đoàn đua khoảng 40- 50 xe máy chạy từ đường Đại Cồ Việt hướng Kim Liên với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, bấm còi inh ỏi, gây mất trật tự công cộng.
Thấy vậy, nhóm thanh niên trên chạy xe máy theo và nhập vào đoàn đua, ở vị trí giữa và cuối, rồi phóng với tốc độ 70-80km/h. Nhóm đua gây nên cảnh náo loạn trên nhiều tuyến phố, gây mất trật tự công cộng.
Đoàn đua chạy đến đường Quán Thánh thì Nguyễn Như Nam chở Phan Khắc Tùng nhập đoàn xe. Khi đoàn đua đi đến đường Thanh Niên, nhóm đua gặp tổ cảnh sát cơ động và bị dừng xe.
Sơn và Nam bị ngã xe nên cảnh sát đã bắt giữ. Một số khác cũng bị bắt giữ sau đó.
Cơ quan chức năng đang truy tìm kẻ cầm đầu nhóm đua xe trái phép để xử lý.
T.Nhung
" alt="Tin pháp luật: Nhóm 'quái xế' trong đoàn đua 40"/>Trong cuộc thi tháng 3 quý 2 vừa diễn ra hôm 25/1, Hồng Chiến lại khiến khán giả bất ngờ với phần trả lời nhanh và xuất sắc của mình ở phần thi khởi động. Nam sinh này một lần nữa phá kỷ lục khi trả lời đúng 11/11 câu hỏi của chương trình.
Số điểm 110 ở phần thi Khởi độngtheo Hồng Chiến vượt cả mục tiêu ban đầu mình đặt ra là 100 điểm với 10 câu trả lời đúng. Phần thi xuất sắc của Hồng Chiến khiến trường quay vỡ òa và khâm phục.
Tiếp tục giữ vững phong độ ở các phần thi tiếp theo, Hồng Chiến đã xuất sắc về Nhất cuộc thi tháng 3 quý 2 với số điểm ấn tượng 280.
Trước đó trong cuộc thi tuần 2, tháng 3, quý 2 (phát sóng vào ngày 11/1/2015), Huỳnh Nguyễn Hồng
Chiến, đến từ lớp chuyên Toán trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận đã trở thành kỷ lục gia mới của Đường lên đỉnh Olympia với 460 điểm, kỷ lục gia mới của Đường lên đỉnh Olympiavới 460 điểm.
Nam sinh đạt 460 điểm của Olympia lại phá kỷ lục
Theo Daily Mail, nạn nhân may mắn sống sót là Amin al-Zahed, nhân viên cảng Beirut. Amin được tìm thấy ngoài biển Địa Trung Hải sau khi bức ảnh của người này được đăng trên một trang Instagram chuyên về tìm kiếm người mất tích.
Bức ảnh đăng trên mạng xã hội cho thấy, một người của đội cứu hộ chăm sóc một nam giới nhuốm máu, được cho là Amin, trên boong một con tàu.
Theo Al-Arabiya, Amin đã được đưa tới bệnh viện Rafic Hariri ở Beirut. Hiện chưa rõ tình trạng cũng như làm thế nào người đàn ông trên có thể sống sót lâu tới vậy trên biển sau khi vụ nổ xảy ra.
Amin al-Zahed không phải là nạn nhân duy nhất của vụ nổ Beirut được cứu sống. Một bé cũng được đưa khỏi đống đổ nát 24h sau khi vụ nổ xảy ra. Theo nhóm cứu hộ của Pháp đang hoạt động ở hiện trường, vẫn còn cơ hội để tìm thấy người còn sống sau khi vụ nổ xảy ra vào ngày 5/8.
Nhà chức trách Lebanon cho hay, 2.750 tấn Amoni nitrat tích trữ trong kho tại cảng Beirut là nguyên nhân gây ra vụ nổ kinh hoàng cách đây hai ngày. Hiện, một số nhân viên cảng đã bị bắt giữ trong khi nhà chức trách tiến hành điều tra.
Hoài Linh
Một vụ nổ lớn đã xảy ra ở một nhà kho tại cảng của thành phố Beirut, làm ít nhất 70 người thiệt mạng và gần 4.000 người bị thương.
" alt="Sống sót kỳ diệu sau khi bị vụ nổ Beirut thổi bay ra biển"/>Ngoài Trưởng ban là Thủ tướng Phạm Minh Chính, Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn còn có 2 Phó Trưởng ban là Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Trong đó, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng là Phó Trưởng ban thường trực của Ban chỉ đạo này.
Các ủy viên của Ban chỉ đạo gồm có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Bộ trưởng các Bộ: Ngoại giao, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Tài chính, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải.
Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn có nhiệm vụ nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam; chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức liên quan để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.
Ban chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân và thực hiện quyền hạn, trách nhiệm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban. Bộ KH&ĐT là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo, sử dụng bộ máy hiện có để tổ chức thực hiện nhiệm vụ được Ban chỉ đạo giao.
Trước đó, kết luận hội nghị ngày 24/4 về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên trong phát triển khoa học và công nghệ cao; sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành phụ trợ khác.
Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT chủ trì nghiên cứu, xây dựng "Đề án phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030"; giao Bộ TT&TT xây dựng "Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030". Thủ tướng Chính phủ đã ban hành "Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030", trong đó xác định công nghiệp bán dẫn là ngành công nghệ cao, được ưu tiên.
Cũng trong kết luận hội nghị ngày 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ rõ, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn phải tập trung vào 5 trụ cột gồm: Phát triển hạ tầng; xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; đào tạo nguồn nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái cho sự phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Việt Nam đã có quá trình chuẩn bị lâu dài và đang đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực với nhiều nước, trong đó có lĩnh vực CNTT. Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Hoa Kỳ về phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn, nhấn mạnh đến việc hợp tác phát triển nguồn nhân lực cho ngành. Các tập đoàn bán dẫn hàng đầu như NVIDIA, Samsung, Synopsys cũng đã quan tâm, định hướng nghiên cứu, đầu tư, phát triển và hướng tới xây dựng “cứ điểm” sản xuất bán dẫn tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp CNTT trong nước như Viettel, VNPT, FPT, CMC... đang có định hướng phát triển trong lĩnh vực bán dẫn. Các địa phương như: TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh… đều thể hiện quyết tâm thu hút, tạo điều kiện và dành nhiều nguồn lực cho phát triển nhân lực bán dẫn cũng như xây dựng hệ sinh thái cho ngành bán dẫn.
Thủ tướng làm Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn
![]() |
Hà Nội chốt lịch thi vào lớp 10 từ 10-12/6 |
Trước đó, trong tờ trình gửi UBND TP Hà Nội, Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên năm học 2020-2021, học sinh các cấp trên địa bàn thành phố gặp nhiều khó khăn trong việc học tập và rèn luyện. Do đó, để tạo thuận lợi cho học sinh, đồng thời đảm bảo phù hợp với lịch của kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, Sở GD-ĐT quyết định chọn mốc thời gian tổ chức kỳ thi vào lớp 10 như trên.
Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh được tự chọn để đăng ký dự thi một trong những thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn (thí sinh được đăng ký thi môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường).
Các bài thi môn Toán và Ngữ Văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút/bài thi. Bài thi môn Ngoại ngữ và Lịch sử theo hình thức trắc nghiệm khách quan với thời gian làm bài là 60 phút/bài thi.
Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, có nhiều mã đề thi trong một phòng thi, đảm bảo nguyên tắc: 2 thí sinh liền kề không trùng mã đề thi, thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm; kết quả bài thi của thí sinh trên Phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.
Đề thi gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình trung học cơ sở hiện hành của Bộ GD-ĐT, theo hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GD-ĐT tại Công văn số 3280 ngày 27/8/2020 và theo công văn số 2786 của Sở GD-ĐT Hà Nội ban hành ngày 3/9/2020. Theo đó, nội dung chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9.
Với đề thi môn Toán và Ngữ Văn, đảm bảo 4 cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp độ cao; đề thi môn Ngoại ngữ và môn Lịch sử vào lớp 10 ở Hà Nội chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu ở cấp độ vận dụng.
Về khu vực tuyển sinh, năm học 2021-2022, đối với các trường THPT công lập, Hà Nội vẫn phân chia thành 12 khu vực tuyển sinh như các năm học trước. Học sinh xác định khu vực tuyển sinh dựa vào hộ khẩu thường trú của mình (hoặc của bố, mẹ học sinh). Với một số trường hợp cụ thể, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ xem xét tạo điều kiện để các em được đổi khu vực tuyển sinh.
Thủ tục đổi khu vực tuyển sinh thi vào lớp 10 như sau: Nếu học sinh có hộ khẩu ở địa bàn này nhưng cư trú thực tế tại nơi khác thì gia đình học sinh làm đơn, có xác nhận của chính quyền địa phương, Sở sẽ xem xét, cho phép học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển ở khu vực tuyển sinh theo nơi cư trú thực tế.
Về nguyện vọng dự tuyển, mỗi học sinh sẽ được đăng ký nguyện vọng dự tuyển tối đa vào 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3. Trong đó, nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định; nguyện vọng 3 có thể thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ (điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 2 của trường cao hơn 1 điểm so với nguyện vọng 1, điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 3 của trường cao hơn 2 điểm so với nguyện vọng 1).
Trường hợp học sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng thì nguyện vọng đó có thể thuộc bất kỳ khu vực tuyển sinh nào.
Trường hợp học sinh đăng ký 2 nguyện vọng thì cả 2 nguyện vọng có thể thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định hoặc nguyện vọng thứ nhất thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định còn nguyện vọng thứ hai thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ (học sinh sẽ trúng tuyển nguyện vọng thứ hai nếu không trúng tuyển nguyện vọng thứ nhất và có điểm xét tuyển lớn hơn hoặc bằng 1 điểm so với điểm chuẩn trúng tuyển của trường).
Khi hạ điểm chuẩn, Sở cho phép các trường nhận học sinh có nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 đủ điều kiện trúng tuyển.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng lưu ý, năm học 2021-2022, học sinh không được đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký dự tuyển. Do đó, học sinh cần lưu ý tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước khi đăng ký nguyện vọng và sắp xếp thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng phù hợp với năng lực của bản thân.
Thanh Hùng
UBND TP Hà Nội đồng ý điều chỉnh lịch thi, thời gian làm bài thi... tuyển sinh vào lớp 10 trong tình hình dịch Covid-19.
" alt="Lịch thi vào lớp 10 THPT năm 2021 tại Hà Nội đầy đủ, chi tiết nhất"/>Lịch thi vào lớp 10 THPT năm 2021 tại Hà Nội đầy đủ, chi tiết nhất
Trước thông tin này, ngày 10/4, cô giáo Th. môt giáo viên lâu năm dạy học ở thị xã La Gi cho biết: “Chúng tôi cũng nghe thông tin như vậy, nhưng đến hôm nay trong ngành giáo dục ở địa phương vẫn chưa nhận được thông báo của Sở. Hiện. cô giáo H. vẫn làm công tác giám thị”.
Nói thêm về vấn đề này, cô giáo Th. cho hay, vụ việc cô giáo H. gây búc xúc cho giáo viên ở địa phương. Giáo viên ở trường muốn cô giáo H. nên chuyển đi trường khác, nhưng các trường khác cũng không muốn nhận về. Tính cô giáo H. thì ai cũng đã biết trước đó khi cô quá thân mật với học trò. Đến nay người dân ở địa phương vẫn chưa hết bàn tán, những giáo viên nữ rất ngại khi nghe người dân nói nhiều về sự việc này.
Trước đó, sau khi cô giáo P.T.V.H. ở thị xã La Gi tỉnh Bình Thuận bị chồng tố quan hệ bất chính với nam sinh lớp 10, các ngành chức năng tỉnh Bình Thuận đã xác minh làm rõ vụ việc.
Chiều ngày 19/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận cùng với sự tham dự của đại diện Sở GD-ĐT, Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Bình Thuận đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về sự việc.
Kết luận của Tỉnh ủy nêu rõ: "Cô giáo H. và nam sinh lớp 10 có quen biết nhau, có yêu đương, thường xuyên nhắn tin cho nhau, quan tâm trên mức bình thường. Cô giáo và học sinh có đi vào nhà nghỉ, nhưng không có cơ sở chứng minh quan hệ tình dục. Không có cơ sở để nói chồng dựng chuyện vu khống. Cô đã vi phạm đạo đức nhà giáo".
Do vậy, ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh Bình Thuận đã xử lý cô giáo H. về vấn đề đạo đức nhà giáo.
Theo Mạnh Thắng/ Báo Tiền phong
Cơ quan công an xác định cô giáo ở thị xã Lagi có quan hệ trên mức tình cảm và có đi vào nhà nghỉ với học trò.
" alt="Kiểm điểm cô giáo Bình Thuận vào nhà nghỉ với học sinh lớp 10"/>Kiểm điểm cô giáo Bình Thuận vào nhà nghỉ với học sinh lớp 10
Cùng với việc điểm ra những kết quả nổi bật, các tồn tại hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của công tác chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới.
Thủ tướng yêu cầu: Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tiên phong, gương mẫu thúc đẩy chuyển đổi số thuộc phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Yêu cầu phân công công việc "rõ mục tiêu, rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ kết quả", tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để bảo đảm tiến độ, chất lượng công việc; phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, tăng cường phối hợp và kỷ luật, kỷ cương hành chính, tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên.
Thủ tướng cũng vạch ra 5 trọng tâm cần tập trung thời gian tới, bao gồm: Phát triển nhân lực số, công dân số, kỹ năng số, tài năng số; ưu tiên nguồn lực cho chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số toàn diện nhưng phù hợp, tiết kiệm, hiệu quả; quản lý, điều hành dựa trên số hóa, thông minh; khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách về chuyển đổi số theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền; phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp; nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát, giảm thủ tục phiền hà, sách nhiễu, xóa cơ chế “xin - cho” và phòng chống tiêu cực, tham nhũng.
Một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND các cấp mạnh dạn "tăng tốc", "bứt phá" trong chuyển đổi số với khí thế tiến công mạnh mẽ, phát huy tinh thần 5 "đẩy mạnh", 5 "bảo đảm" gắn với 5 "không", Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo rõ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới.
Cụ thể, tiếp tục thống nhất, nâng cao nhận thức, hành động và tổ chức thực hiện của người đứng đầu các bộ ngành, địa phương trong chuyển đổi số; theo nguyên tắc "lãnh đạo, chỉ đạo từ trên xuống nhưng tổ chức thực hiện, tháo gỡ vướng mắc phải từ dưới lên".
Đồng thời, triển khai quyết liệt Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tập trung đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về chuyển đổi số.
Song song đó, Thủ tướng cũng nêu ra các nội dung công việc cụ thể cần tập trung có kèm thời hạn phải hoàn thành về: Phát triển kinh tế số; dịch vụ công trực tuyến; hạ tầng số; triển khai Đề án 06; phát triển nền tảng số, dữ liệu số, nhân lực số; an ninh mạng, an toàn thông tin mạng; bảo đảm nguồn lực.
Đơn cử như, về hạ tầng số, Thủ tướng yêu cầu thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương phải tập trung đầu tư cho phát triển hạ tầng số, hạ tầng viễn thông, các tuyến cáp quang biển mới tương xứng tầm vóc, tầm quan trọng với quan điểm là "hạ tầng số phải phát triển, đi trước một bước".
Để đảm bảo nguồn lực triển khai chuyển đổi số, Thủ tướng giao 2 bộ: KH&ĐT, TT&TT phối hợp, nghiên cứu đầu tư phù hợp, hiệu quả, tiết kiệm cho phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số từ nguồn vốn kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2026 - 2030.
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho chuyển đổi số và Đề án 06 bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, tiếp thu các ý kiến tại hội nghị, nghiên cứu, đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết của Chính phủ về chuyển đổi số để thống nhất triển khai trong giai đoạn tới, với thời hạn cần hoàn thành là trước ngày 16/8.
Người đứng đầu phải mạnh dạn tăng tốc, bứt phá trong chuyển đổi số